Mua sắm thông minh / Quản lý tài chính cá nhân

Thẻ tín dụng – Tổng hợp từ A-Z những điều cần biết

Thẻ tín dụng – Tổng hợp từ A-Z những điều cần biết

Nếu như bạn chưa từng sở hữu bất kì chiếc Thẻ tín dụng Visa hoặc Mastercard,… thì bạn không thể bỏ lỡ những thông tin dưới đây để được hướng dẫn cách sở hữu chiếc thẻ đầy quyền năng này nhé!

1. Chức năng và lợi ích của thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ ngân hàng có tính năng thanh toán tất cả các loại giao dịch mà không cần có sẵn tiền mặt trong thẻ. Nói một cách khác, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ cho bạn mượn tiền trong hạn mức tín dụng được cấp với thời gian miễn lãi tối đa từ 45-55 ngày (tùy vào ngân hàng bạn làm thẻ). Sau đó, bạn sẽ phải hoàn tiền lại cho khoản giao dịch đó khi đến hạn thanh toán nếu không muốn bị phạt lãi suất đáo hạn trễ.

Ngày nay, hầu hết các trung tâm mua sắm, cửa hàng điện máy, nhà hàng, khách sạn, siêu thị hay bệnh viện hiện đều tích hợp hình thức thanh toán qua thẻ tín dụng. Nhờ vậy mà bạn sẽ dễ dàng sở hữu những món đồ hay những dịch vụ mình ao ước mà không cần phải có sẵn tiền mặt.

Bên cạnh đó tùy vào mục đích sử dụng thẻ mà các bên ngân hàng sẽ phân loại các loại thẻ khác nhau để đẩy mạnh chính sách ưu đãi:

– Giảm giá khi mua sắm

– Trả góp 0%

– Tích lũy dặm bay

– Hoàn tiền

– Tích điểm thưởng đổi tiền

– Rút tiền mặt không mất phí,…

Hiện tại mình chỉ dùng thẻ tín dụng để mua hàng trả góp 0% là chính và thỉnh thoảng có nhu cầu săn vé máy bay thì mới dùng tới.

Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì bạn cũng nên có tư duy đúng đắn khi dùng thẻ tín dụng để tránh vướng bẫy tài chính và những lưu ý bạn cần biết mình sẽ chia ở bên dưới phần kết của bài này.

2. Phân biệt sự khác nhau của Thẻ tín dụng (Credit Card) và Thẻ ghi nợ (Debit Card)

Hình ảnh mình trích từ bài viết trên Tinh tế của bạn Nam Air

3. Cách đăng kí làm thẻ tín dụng như thế nào?

*Điều kiện đăng kí làm thẻ tín dụng

– Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, có độ tuổi từ 18 trở lên

– Có công việc ổn định, lương chuyển khoản tối thiểu 4.5 triệu/ tháng (tùy loại thẻ) hoặc có tài sản bảo đảm như sổ tiết kiệm/chứng chỉ tiền gửi;

– Uy tín tín dụng cá nhân: Lịch sử tín dụng, điểm tín dụng không bị nợ xấu. Nếu bạn đã lịch sử tín dụng xấu thì rất khó mở thẻ tín dụng

*Hồ sơ làm thẻ tín dụng

Bạn cần chuẩn bị tối thiểu những bộ hồ sơ dưới đây, tùy vào ngân hàng họ sẽ yêu cầu thêm những giấy tờ bổ sung:

**Đối với người đi làm công ty có HĐLĐ

– Chứng minh nhân dân/Passport

– Hợp đồng lao động có giá trị trên 6 tháng

– Sao kê lương chuyển khoản 3 tháng gần nhất, ít nhất 4,5 triêu/tháng trở lên

– Số hộ khẩu hoặc giấy đăng kí tạm trú

**Đối với người làm việc tự do, kinh doanh tại nhà

– Chứng minh nhân dân/Passport

– Số hộ khẩu hoặc giấy đăng kí tạm trú

– Sổ tiết kiệm. Giá trị của sổ tiết kiệm cũng là hạn mức bạn được sử dụng trong thẻ tín dụng

*Đăng kí làm thẻ tín dụng như thế nào?

Đợt lần đầu mình mở thẻ Visa Debit thì phải ra ngân hàng ngồi ở quầy giao dịch theo số thứ tự chờ đến lượt đăng kí. Ngoài ra phải sau 10-15 ngày bạn phải đến ngân hàng nhận thẻ thêm một lần nữa. Cách này làm mình cảm thấy mất khá nhiều thời gian đi lại và chờ đợi.

Cho đến dạo gần đây mở Thẻ tín dụng Visa Credit, mình đã đăng kí hồ sơ online và mọi thủ tục diễn ra hoàn toàn nhanh chóng. Mình hầu như không phải đến ngân hàng mà nhân viên làm thẻ đến tận chỗ mình làm để nhận hồ sơ và kí kết hợp đồng. Sau đó thẻ và mật khẩu được chuyển phát nhanh đến chỗ mình thành 2 đợt để bảo đảm sự an toàn.

Vì vậy nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và không mất nhiều công sức thì nên đăng kí hồ sơ online để ngồi tại nhà mà vẫn sở hữu được Thẻ tín dụng.

4. Nên mở Thẻ tín dụng ở ngân hàng nào?

Để chọn được ngân hàng để mở thẻ tín dụng, bạn phải dựa trên mức lương chuyển khoản bạn nhận được hàng tháng để chọn nơi đăng kí phù hợp. Mình gửi bạn danh sách những ngân hàng có dịch vụ mở thẻ online dựa theo từng mức lương chuyên khoản

*Lương chuyển khoản từ 4,5 triệu – 6 triệu/tháng

*Lương chuyển khoản từ 7,1 triệu/tháng trở lên

*Lương chuyển khoản từ 8 triệu/ tháng trở lên

*Lương chuyển khoản từ 10 triệu/tháng trở lên

5. Một số lưu ý khi dùng thẻ để không vướng bẫy tài chính

Như vậy chúng ta đã đi qua được một số thông tin cơ bản về thẻ tín dụng. Nhìn chung thì chiếc thẻ này là một công cụ hữu ích, nếu bạn sử dụng nó với một tư duy đúng còn nếu bạn không hiểu rõ bản chất của nó thì rất dễ bị sa lầy vào những khoảng nợ tài chính với lãi suất cao.

*Một số quan điểm đúng khi dùng thẻ tín dụng

– Biết rõ khả năng tài chính của bản thân.

Ví dụ tháng này bạn cà thẻ 10 triệu trong thẻ tín dụng thì bạn phải kiểm soát được là tháng sau bạn có đủ 10 triệu để trả ngân hàng khi đến hạn thanh toán

– Biết rõ ưu điểm từng loại thẻ tín dụng bạn đang dùng.

Ví dụ thẻ của bạn mở với mục đích để tham gia trả góp 0% nhưng lại dùng đi rút tiền mặt tại các cây ATM thì sẽ bị tính phí rất cao cho mỗi lần rút (khoảng trên 3.5%/lần rút)

– Luôn thanh toán toàn bộ số tiền bạn cà thẻ tín dụng trong tháng trước đúng hạn để tránh bị vào bẫy lãi suất mẹ đẻ lãi suất còn và bị lưu vào lịch sử tín dụng xấu..

*Một số quan điểm có khả năng khiến bạn vướng bẫy tài chính khi dùng thẻ tín dụng

– Ngân hàng cho hạn mức bao nhiêu thì cứ xài maximum đi, khi nào có thì trả sau

Ví dụ hạn mức thẻ của bạn là 100 triệu, tháng đó bạn đi du lịch ăn chơi tẹt ga cà thẻ hết 100 triệu. Đồng ý là ngân hàng cho bạn được hạn mức là nhiêu đó nhưng nếu tháng sau bạn không có đủ tiền mà chỉ có khoảng 50 triệu để trả thì sao? Tháng sau nữa bạn chỉ cần trả thêm 50 triệu nữa là ok phải không?

Không phải vậy đâu! Ngân hàng mở thẻ cho bạn mượn tiền và nếu bạn không tuân thủ thời gian miễn lãi suất của họ thì tháng sau bạn sẽ trả 50 triệu + lãi suất 23%/ năm tương đương khoảng 2% một tháng, tức là bạn phải trả gần 51 triệu đồng. Tất nhiên cách tính lãi thực tế nó phức tạp hơn như vậy, đây chỉ cách tính chung chung để cho bạn dễ hình dung.

Cứ như vậy số tiền lãi hàng tháng nếu không trả đúng hẹn sẽ càng ngày càng tăng lên. Đặt trường hợp xấu nhất, bạn cà 100 triệu và 1 năm sau mới trả hết thì bạn đã phải trả một số tiền lời không nhỏ cho ngân hàng.

– Ngân hàng cho miễn lãi 45 ngày, cứ tha hồ xài thôi

Tùy vào trường hợp bạn sẽ được ngân hàng miễn lãi tối đa 45 ngày hoặc ít hơn.

Ví dụ bạn sử dụng thẻ vào đầu kì thanh toán, tổng ngày đến ngày sao kê và hạn thanh toán là 45 ngày, nhưng những giao dịch sát ngày ra sao kê thì không được 45 ngày đâu. Mà bạn biết đấy, khi nhu cầu mua sắm phát sinh thì mình lúc đó không thể nhớ được thời gian đó sẽ được miễn lãi bao nhiêu ngày. Vì vậy hãy nên tự chủ và kiểm soát chi tiêu của mình bạn nhé!

– Chỉ cần thanh toán phần thanh toán tối thiểu cho thẻ tín dụng là được?
Đây là điều mà bạn hay dễ phạm phải khi mới dùng thẻ tín dụng, tức là chi xài quá tay rồi đến khi nhận bill thì chỉ còn đủ tiền để thanh toán phần phí tối thiểu hoặc không hiểu rõ thấy bill ghi chỉ cần thanh toán phần tối thiểu thì chỉ thanh toán khoảng nhiêu đó.

Ví dụ mình cà thẻ tháng 6/2019 hết 6,7 triệu nhưng ngân hàng báo là mình có thể thanh toán khoản tiền tối thiếu là 335k

Khi tư vấn mở thẻ, hầu hết các nhân viên tư vấn đều lưu ý bạn phải thanh toán toàn bộ số tiền khi đến hạn để tránh phải trả lãi suất cao nếu chỉ tra phần thanh toán tối thiểu nhưng mình nghĩ nhiều bạn mở thẻ rồi đến khi dùng lại quên mất.

Bạn cần biết rõ là nếu chỉ thanh toán phần minimum payment này thì có nghĩa là tháng đó bạn không bị phạt thanh toán chậm, nhưng bạn vẫn phải đóng tiền lãi cho toàn bộ phần chưa thanh toán. Và nếu tháng nào cũng chỉ thanh toán phần tối thiểu thôi thì lãi mẹ sẽ chồng chất lãi con, đến khi thực sự thanh toán hết phần tiền đã xài thì bạn cũng đã mất một khoảng tiền khá lớn. Lãi suất thẻ tín dụng ở Việt Nam thuộc loại rất cao, từ 23% thậm chí có ngân hàng tới 28% / năm.

6. Kết lại

Sau khá nhiều thông tin mình chia sẻ thì bạn chỉ cần ghi nhớ một điều quan trọng nhất: Thẻ tín dụng tức là người ta cho bạn mượn tiền xài, mà đã mượn thì phải có vay có trả, không phải tiền của mình nên bạn phải luôn tỉnh táo. Hiểu rõ về nó để sử dụng như một công cụ đắv lực phục vụ cho đời sống và tránh những phiền phức về bẫy tài chính khi không có đủ kiến thức

Chia sẻ bài viết

Leave a Reply